Du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm

Đến Đà Lạt bạn sẽ được tân hưởng những phút giây lãng mạn tuyệt vời bên tình yêu, gia đình và bạn bè.

Tour du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm

Hãy đến với Đà lạt, nơi của những bài hát tình yêu, trữ tình lãng mạn, nới đây có những cánh đồng hoa nhiều màu sắc, những khu rừng thông xanh, thác nước tuyệt đẹp, mặt hồ lắng động

Tour Nha Trang - Đà Lạt 5 ngày 4 đêm

Thành phố Đà Lạt với muôn vàn loài hoa khoe sắc trong khí trời mát lạnh, du khách sẽ khoác lên mình chiếc áo ấm như giữ lại sự nồng nàn của tình yêu.

Pages

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Kem bơ Đà Lạt dẻo thơm hấp dẫn

Đà lạt nổi tiếng với các loại sinh tố, kem là từ bơ.Bơ Đà Lạt nổi tiếng “hảo hạng” dẻo và thơm. Người Đà Lạt chế biến bơ thành nhiều món khác nhau. Kem bơ ra đời, ẩm thực Đà Lạt có thêm một món mới làm nức lòng thực khách. Khi đến với Đà lạt du khách nên ghé qua quán cóc ven đường để tận hưởng 1 ly kem bơ Đà lạt dẻo thơm.

Một số quán chế biến món này bằng cách xay bơ thành món sinh tố và cho kem vào ăn chung với nhau tạo một hỗn hợp sền sệt thơm và béo. Ăn đến đâu, cảm giác lạnh đến đó. Tuy vậy, vào mùa lạnh, món này vẫn bán đắt hàng. Kem bơ bán bình dân ở chợ Đà Lạt 15.000 đồng/ly lại được chế biến kiểu khác: một trái bơ to được bỏ hột, nạo lấy thịt cho vào ly trước khi múc thêm những viên kem ngọt ngào lạnh buốt cho vào bên trên. Ngoài hai món chính là kem và bơ, món này còn có những “phụ liệu” khác như đậu phộng, mứt trái cây. Đặc biệt là dừa nạo sợi để vào bên trên tạo cảm giác là lạ. Dằm hỗn hợp này chung với nhau ăn, cảm nhận được hương vị đặc biệt. Cảm giác đầu tiên vẫn là cái lạnh rân người đến hai bên thái dương. Kem và bơ hòa quyện vào nhau tạo hương vị lạ lẫm, thơm tho. Vị béo của dừa sợi tăng thêm vị béo cho bơ và hương thơm, vị bùi bùi của đậu phộng cứ xông lên mũi làm khách phải thèm thuồng.
>>>Xem thêm: tour đà lạt 3 ngày 2 đêm
Kem bơ bán ở chợ là món thưởng thức thường ngày của người dân buôn bán ở chợ. Từng tốp thanh thiếu niên, có đủ trai lẫn gái, lúc rảnh rỗi cũng đến đây thưởng thức món này. Du khách biết đến món này từ sự giới thiệu của người dân bản địa. Mới thưởng thức, nhưng khách thấy lạ miệng và đâm ra “nghiện”. So với cách chế biến sinh tố bơ và kem thì cách làm này có vẻ ngon miệng hơn, cho khách thưởng thức từng loại nguyên liệu một trước khi chúng hòa quyện vào nhau cho cảm giác ngất ngây.

Giữa tiết trời lạnh buốt của Đà Lạt, nhiều người vẫn sung sướng khi cầm ly kem bơ mà múc từng muỗng ăn ngon lành, sau đó họ run lên bần bật vì lạnh./.
Kem bơ Đà Lạt ngon nức tiếng là một trong những món teen bắt buộc phải thử khi đến phố sương mù nhé.

Đà Lạt không chỉ là nơi thành phố du lịch đơn thuần mà nó còn là cái nôi của nhiều món ăn vặt khiến teen phải xuýt xoa. Và dường như độ ngon ấy được tăng lên gấp n lần bởi không khí mát lành của xứ cao nguyên.


Món này gọi là kem nhưng thực chất là sự kết hợp của sinh tố bơ, kem viên vị vani và một chút sầu riêng. Ảnh: Khểnh.

Đến Đà Lạt, nhất định bạn phải ăn kem bơ để thưởng thức trọn vẹn cái lạnh của phố núi như quyện vào hương vị của món ăn. Teen Sài Gòn sẽ bất ngờ bởi kem bơ ở đây rất khác với những gì bạn đang hình dung.
>>>Tham khảo thêm: tour du lich da lat 4 ngay 3 dem
Sinh tố bơ được xay nhuyễn với chút đá nên vẫn rất đặc và mịn. Mùi thơm béo ngậy quyện chung vị vani từ viên kem to vật và hương sầu riêng lan toả. Khi ăn, bạn nên trộn đều để tất cả để các vị ấy thêm tan vào nhau, man mát chứ không quá lạnh, ăn rất thích miệng.


Sinh tố đặc mịn và viên kem va ni to đùng đang “chờ” đến lượt phục vụ khách.
Vì Đà Lạt là xứ ôn đới nên trái cây luôn tươi ngon và giá cả hợp lý, mỗi ly kem bơ đầy ụ chỉ từ 20k mà thôi. Không quá khó để có thể tìm ra một hàng kem bơ chất lượng bởi hương vị đồng đều và giá cả cũng không chênh lệch mấy. Tuy nhiên, quán nổi tiếng nhất mà các thổ địa Đà Lạt thường kháo nhau là quán kem trái cây Thanh Thảo trên đường Nguyễn Văn Trỗi.


Trái cây dĩa cực tươi, mát mát bởi một viên kem va ni và beo béo nhờ nước cốt dừa sẽ khiến teen thích thú chỉ với 15k.

Quán không quá phô trương về nội thất cũng như mặt tiền, chỉ đơn giản là tấm bảng hiệu và vài cái bàn trong căn nhà nhỏ trên phố, thế nhưng lại khá đông khách. Không chỉ teen mà rất nhiều cô chú cũng ghé đến đây chỉ để thưởng thức ly kem bơ nổi tiếng nhất phố sương mù. Ngoài ra, thực đơn cũng có thêm sinh tố, chè, trái cây dĩa hoặc các loại nước hoa quả... với giá từ 15 - 20k.


Tủ chứa rất sạch sẽ và gọn gàng là điểm cộng đáng quan tâm mà nhiều teen vẫn thường lo ngay ngáy.
Quán cũng có điểm trừ là không có quá nhiều nhân viên phục vụ nên việc phải đợi một chút là điều bắt buộc. Địa chỉ để bạn nên đến khi có dịp ghé thăm Đà Lạt đây: 76 Nguyễn Văn Trỗi.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bánh căn đà lạt

Ở Đà Lạt có một loại bánh vô cùng lạ, lạ từ cái tên gọi đó là món bánh căn đà lạt.Từ khâu làm bánh đã khiến chúng ta phải nán lại và xem hết công đoạn của món ngon này. Cùng tìm hiểu nhé
Bánh căn “nhập cư” vào Đà Lạt nhờ những người dân miền Trung nắng gió tha hương đi làm ăn. Dần dần, nó trở thành món ăn dân dã là món ngon đà lạt không thể thiếu nơi phố núi này. Giống bánh tráng nướng mỡ hành, khoai lang nướng hay nhưng gánh bắp nướng bốc khói thơm lừng góc phố, bánh căn cũng khiến ai từng đến Đà Lạt phải một lần đi tìm, để đem về chút kỉ niệm hành trình.

Không khó tìm ra những quán bánh căn ở xứ sở sương mù này. Nói “quán” nghe thì to quá, thật ra chỉ là không gian nhỏ, ấm cúng. Điều cuốn hút nhất là chiếc lò than to, có nhiều “lỗ tròn” trên bề mặt, lò luôn nghi ngút khói thơm lừng, khiến ai đi ngang cũng muốn nán lại.
>>>Xem thêm: du lich da lat gia re
Chầm chậm ngồi lại và chọn nhân bánh là trứng cút, trứng vịt hoặc chỉ đơn giản là bánh không trứng. Mỗi loại mang một hương vị rất riêng khó so sánh được. Nhiều bạn khó tính còn dành thời gian chuẩn bị sẵn nhân bánh ở nhà với thịt bò, hải sản ướp sẵn... để mang đến nhờ cô chủ hiền lành chuẩn bị giúp cho ưng ý, nhưng thường thì ở các quán bánh căn đều chọn sẵn trứng làm nhân bánh chủ đạo.

Không phải là món ăn có nguồn gốc từ Đà Lạt nhưng đây là món bánh được nhiều người ưu chuộng. Du khách có thể tìm thấy món này ở mọi ngõ ngách Đà Lạt nhưng ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ.



bánh căn Đà Lạt

Cái ngon nhất của bánh căn là chấm ngập cặp bánh còn nóng hôi hổi vào chén nước chấm, rồi cắn một miếng bánh đã thấm nước chấm nồng vị ớt, béo ngậy mùi hành phi. Chỉ đơn giản là vậy nhưng dưới trời Đà Lạt thì khác hẳn. Vị ngon của món bánh toát lên từ cái xuýt xoa vì lạnh, sự háo hức chờ đợi bánh chín của thực khách, cũng có thể từ gò má ửng hồng của người thiếu nữ đang cần mẫn tra bột vào khuôn. Hay đơn giản là từ chén nước chấm có sự hiện diện của viên thịt xíu mại bé xíu “không đụng hàng” với các vùng, miền khác.

Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh. (cập nhật 18/05/2014)

Thưởng thức món này ngon nhất là buổi sáng hoặc chiều tối.

Nước chấm cũng là một yếu tố quan trọng làm nên vị ngon của bánh. Bánh căn có thể dùng kèm với nước mắm pha, mỡ hành băm nhuyễn hoặc mắm nêm cay nồng, đậm đà. Công đoạn tiếp theo là ngồi chờ đĩa bánh thơm phức “ra lò”. Cô chủ quán thoăn thoắt rót bột gạo đã chọn lọc và xay nhuyễn từ hôm trước ra những khuôn tròn.
>>>>Tham khảo thêm: tour du lich da lat 3 ngay 2 dem
Tiếp đến, những quả trứng được đập thật đều tay và đưa vào giữa khuôn, vàng ươm tô điểm trên nền bột bánh trắng phau. Khuôn bánh được đậy nắp, tiếng than tí tách nổ lộp độp càng làm người ngồi chờ nóng ruột muốn thưởng thức ngay. Và khi bánh đã giòn và nóng, cô bán hàng lại đưa bánh ra khỏi khuôn và xếp thành từng cặp cho ra dĩa. Dĩ nhiên, cô cũng không quên dọn thêm ớt, gia vị, chả lụa hay xíu mại để khách thêm phần ngon miệng.

Gắp bánh bằng đũa, nhúng thật nhẹ nhàng vào nước mắm pha, rồi đưa lên miệng cắn nhẹ. Giòn và thơm đến lạ thường! Vị thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng của bột gạo xay tan nhẹ cùng vị bùi bùi, béo béo của trứng cút hoặc trứng vịt, cùng cái thơm đậm đà rất riêng của nước mắm, tất cả hòa quyện và tan nhẹ trên đầu lưỡi của người dùng. Thêm chút gia vị cho hợp với sở thích riêng. Và mỗi lần cắn là một lần thấy thích thú đến ngây người!

Ở TP.HCM hay những vùng miền phía Nam, nhiều người đã có nhiều dịp “làm quen” với bánh khọt, một “người anh em” của bánh căn, với nhân bánh hải sản hoặc thịt, kèm rau và nước chấm. Hay ở xứ biển Phan Rang, Phan Thiết, Bình Thuận…, bạn cũng có thể tìm được bánh căn ở những gánh hàng dọc bờ biển. Bột bánh cũng như nhau, công thức cũng hao hao giống nhau, nhưng có lẽ không đâu tìm được thứ bánh lạ và khó quên như bánh căn ở Đà Lạt, với bột gạo gần như được nướng trong lò đất nung đặc biệt, không béo như bánh khọt.

Bạn nhớ nhé, có dịp ghé Đà Lạt, hãy thưởng thức bánh căn một lần, cũng giống như đang thưởng thức hương vị của bếp lửa ấm áp, để nhớ nhiều hơn và để yêu nhiều hơn vị mộc mạc của một loại bánh miền quê.

Địa chỉ một số quán bánh căn ngon:

Bánh căn số 10 Tăng Bạt Hổ

10, Tăng Bạt Hổ, Tp Đà Lạt.

Bánh căn Hồ Út

115 Phan Đình Phùng, Tp Đà Lạt.
chúc du khách có chuyến đi thú vị đến đà lạt

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

ĐỒI CÙ - SÂN GOLF ĐÀ LẠT


Khi tới Đà Lạt bạn đừng bỏ lỡ ĐỒI CÙ - SÂN GOLF ĐÀ LẠT đó là một điểm đến thú vị cho những ai yêu thích bộ môn thể thao Golf. Cùng vi vu tới đó để thỏa sức ngắm nhìn những bãi cỏ xanh biếc nhé.
ĐỒI CÙ - SÂN GOLF ĐÀ LẠT
GIỚI THIỆU ĐỒI CÙ

Anh nghiêng nghiêng Đồi cù
Em lững lờ Xuân Hương…

Hai câu thơ của ai đó đã vô tình vẽ nên hai hình ảnh chủ đạo của thành phố mộng mơ – Đà Lạt. Qua đèo Prenn, xuyên qua những rừng thông bạt ngàn, du khách đã đặt chân đến thành phố cao nguyên. Từ phía bên kia hồ Xuân Hương-khách sạn Place, du khách có thể nhìn thấy những vú đồi cỏ xanh non tơ, như một giải lụa mềm mại vắt ngang Phố núi soi bóng xuống dòng “Cẩm Lệ” phẳng lặng… đó là Đồi Cù mà có người đã ví như trái tim, như nhịp thở của Đà lạt.

Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực "Bất khả xâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà lạt. Đồi cù có một tương truyền rất thú vị rằng: Ngày xưa, ở vùng này còn hoang sơ lắm. Đồi cù đã trở thành nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi lứa đến tuổi cập kê, gồm 3 quả đồi được gắn 3 cái tên rất lãng mạn: đồi Gặp gỡ, Hò hẹn, ÁI ân và có một dòng Cẩm Lệ liên kết 3 quả đồi lại với nhau. Ngã Năm Đại học bây giờ được gọi là Ngã Năm chờ đợi, đường Đinh Tiên Hoàng là đường Tình tự. Đồi cù đã đi vào tác phẩm thơ ca, nhạc,hoạ… của nhiều văn nghệ sỹ tâm huyết với thành phố mộng mơ này.

TÊN GỌI ĐỒI CÙ

Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi "Đồi Cù" lại có hai cách lý giải: Có người cho rằng, những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cừu khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích… vì nơi đây là một địa điểm chơi Golf hay còn gọi là đánh cù, nên tên gọi "Đồi Cù" từ đó mà có.
>>>Xem thêm: tour du lich da lat 4 ngay 3 dem
Sân golf Đà Lạt được xây dựng vào những năm 1920 để phục vụ cho vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam là vua Bảo Đại.

Sân golf Đà Lạt với nhưng đồi cỏ xanh non tơ kéo dài, lúc lên cao lúc chùng xuống như một dải lụa mềm mại vắt ngàng qua phố núi, sân golf thơ mồng và từng có mặt trong danh sách sân golf đẹp nhất châu Á.



Và tin vui hơn với sân golf Đà Lạt là vừa qua Dalat palace lần nữa được công nhận là sân golf có tổng thể kiến trục đẹp nhât Việt nam trên cả 2 tạp chí: Asian golf monthly, Golf digest ( Mỹ ).
>>>Tham khảo: tour du lich da lat gia re






Phong cảnh tuyệt đẹp



Thông tin về sân golf Đà Lạt:
Địa chỉ: Phù Đổng Thiên Vương, Tp.Đà Lạt
ĐT: +84 (63) 382 1201
Chúc du khách có một chuyến đi thú vị tại Đà Lạt

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

BIỆT THỰ HẰNG NGA – CRAZY HOUSE


Cung du lịch đà lạt ghé thăm BIỆT THỰ HẰNG NGA – CRAZY HOUSE một nét đặc biệt ở Đà Lạt.

Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900m2 ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhân của nơi này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga (kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Moscow (1959-1965), từ 1969-1972 tiếp tục học và lấy bằng tiến sĩ tại Nga. Bà sống và làm việc tại Đà Lạt từ năm 1983 đến nay), công trình này ban đầu có tên là biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành “Crazy house” hay “Ngôi nhà kỳ dị”. Nói “ngôi nhà” là chưa thật chính xác, vì đây là một quần thể kiến trúc lạ mắt. Ngôi nhà kỳ quái này khiến không biết bao nhiêu người tò mò bước vào khám phá rồi từ đó đi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi vì trong lòng những gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt, con người vẫn có thể tạo nên những gian phòng ấm cúng, tiện nghi và thậm chí là cả những tòa lâu đài đầy vẻ huyền bí và hấp dẫn.


THAM QUAN NGÔI NHÀ MẠNG NHỆN


Nhiều người còn gọi đây là Biệt thự mạng nhện vì ngay từ cổng vào, bạn sẽ thấy một tấm mạng nhện to đùng, tất nhiên là không phải bằng tơ nhện thật mà bằng dây thép rất ấn tượng.



Với lối kiến trúc phá cách theo trường phái biểu hiện, tòa lâu đài trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. Những ô cửa sổ lồi lõm hình thù kỳ lạ, xếp đặt có vẻ thiếu “ngăn nắp” nhưng nhìn kỹ thì như những con mắt của thú rừng tạo cảm giác như đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm. Những căn phòng trông giống hệt những khúc cây cũ kỹ nhưng thực ra cả ngôi nhà đều được làm bằng bê tông và còn có nhiều căn phòng đầy đủ tiện nghi như khách sạn hạng sang nữa cơ. Bạn cứ tưởng tượng mình đang sống trong một ngôi nhà trên cây, sáng sáng mở mắt ra là thấy cây cối xung quanh bao phủ.Cùng tour du lịch đà lạt giá rẻ
thăm quan nhiều điểm du lịch tư nhân thú vị khác nhé

Ý tưởng công trình kỳ quái này một phần cũng là do phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, con người hiền hòa và sự yên tĩnh của Đà Lạt đã thúc đẩy sự thích thú và đam mê trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc của bà Đặng Việt Nga. Mặc dù được đào tạo chính quy nhưng đối với công trình Biệt thự Hằng Nga bà lại muốn phá thể bằng cách lập nên những hình khối tự do bằng những đường cong và các mặt phẳng tùy ý, không lệ thuộc vào những nguyên tắc kinh điển trong bố cục hình khối gồm các đường thẳng và mặt phẳng vuông vức như thường lệ. Đặc biệt ở đây, còn sử dụng các không gian mở về cả bốn phía của gian phòng để tạo sự phong phú cho tầm nhìn bao quanh.



Tiến sĩ - kiến trúc sư Đặng Việt Nga, chủ nhân "Crazy house", bộc bạch: “Khi thực hiện công trình này tôi rất trăn trở. Thiên nhiên đang bị tàn phá từng ngày, bằng tiếng nói của kiến trúc tôi muốn kéo con người trở về với thiên nhiên, gần gũi và yêu mến nó chứ không phải hủy diệt...”. Thực tế, khi bắt tay thực hiện “Crazy house” không phải ai cũng đồng tình với chủ nhân. “Có lúc tưởng như phải phá bỏ”.

>>> Tham khảo: du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm


Mặc dù bây giờ bà đã bước qua tuổi 70, nhưng Đặng Việt Nga vẫn quyết tâm theo đuổi những ý tưởng “lập dị” của mình, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dở dang như: nhà rông Tây Nguyên với nhiều màu sắc sặc sỡ dựa theo mô-típ trang phục của phụ nữ các dân tộc, hoàn thiện hệ thống cầu thang dây leo, dãy núi (phía sau) mà bên trong là phòng triển lãm tranh, ảnh, kiến trúc của các nghệ sĩ Lâm Đồng. Bà mong ước mở rộng diện tích quần thể kiến trúc này lên 9.000m2, biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ, xen lẫn là những công trình kiến trúc đặc trưng của núi rừng Đà Lạt. Để thực hiện được ý tưởng này, chủ nhân "Crazy house" cho biết cần một số vốn khoảng 100 tỉ đồng.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Chùa Linh Quang Đà Lạt ngôi chùa đầu tiên tại Phố núi

Cùng đến Đà lạt để thăm quan những ngôi chùa cổ kính thiêng liêng, và có cơ hội trải mình với thiên nhiên nhé.

Chùa Linh Quang Đà Lạt – một trong những địa điểm tham quan Đà Lạt rất ý nghĩa, đặc biệt với những Phật tử và những người mến mộ đạo Phật dường như đều rất mong đợi ghé thăm mỗi khi có dịp đến thành phố núi.

Trước đây thường thấy trong các chuyến du lịch Đà Lạt, Chùa Linh Sơn hay Chùa Thiên Vương Cổ Sát là hai điểm đến có vẻ phổ biến hơn Chùa Linh Quang Đà Lạt, dù ngôi chùa này được xem là quan trọng nhất trong số những ngôi chùa hiện có ở thành phố sương mù. Chùa Linh Quang quan trọng vì đây là công trình kiến trúc đầu tiên đại diện cho Phật giáo tại thành phố Đà Lạt, còn được gọi với một tên khác là Linh Quang Tổ Đình hay Cổ Tự Linh Quang. Tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng của Đà Lạt, ở những ngày sơ khởi chùa chỉ là ngôi thảo am đơn sơ nằm ở ngọn đồi khoảng 1ha hẻo lánh cô tịch. Năm 1933, thảo am được xây dựng với vách ván ngo, lợp tôn có bề ngang 7m, dọc 7m và cao 6m và đến năm 1938 được vua Bảo Đại ban sắc tứ. Từ năm 1941 trở đi chùa đã được trùng tu cải thiện nhiều lần và có diện mạo khang trang như ngày nay. Với lối kiến trúc cổ, mái cong có trạm trổ hình long, lân, quy, phụng bằng mảnh sành nhiều màu sắc, diện mạo của chùa tuy không quá đặc sắc, nhưng lại ẩn hiện những nét tinh tế của kiến trúc chùa chiền có sự kết hợp giữa phong cách nghệ thuật của Việt Nam lẫn Trung Hoa. Chính điện của Chùa Linh Quang được xây dựng theo hình chữ đinh, có ba gian nhà thông nhau. Đằng sau chính điện nhà Tổ thờ Bồ Đề Đạt Ma. Trong khuôn viên chùa có bảo tháp, tượng Quan Thế Âm lộ thiên hiện trên thân rồng dài cả 100m, vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật đản sanh.

Các công ty tổ chức tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm đã có một số chương trình tham quan Đà Lạt được sắp xếp khá linh động, có thể thay thế một vài điểm đến trong hành trình bằng việc đến thăm Chùa Linh Quang Đà Lạt như một chuyến hành hương nhỏ dành cho du khách. Điều này thực sự rất ý nghĩa với nhiều người bởi không chỉ được đến thăm vãn cảnh, mà còn có cơ hội để thực hiện những việc bác ái với đời vì Chùa Linh Quang hiện nay là một trong những nơi hoạt động khá mạnh về công việc từ thiện xã hội tại Đà Lạt

Chùa có lối kiến trúc cổ, mái chồng cong, trên mái hình long, lân, quy, phụng được gắn bằng những mảnh sành đủ màu sắc. Chùa do Hoà thượng Thích Nhân Thứ tạo lập vào năm 1931, sau đó được các hoà thượng trụ trì kế tiếp trùng tu, đặc biệt là vào năm 1958 và năm 1972 dưới thời Hòa thượng Thích Minh Cảnh trụ trì. Chính điện thờ đức phật Thích ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Hộ Pháp. Trong khuôn viên chùa có khu vườn tháp mộ. Chùa được xem là ngôi Tổ đình đầu tiên của thành phố Đà Lạt.





Tổ đình Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên, nơi đặt nền móng khơi nguồn đạo Phật tại Đà Lạt-Lâm Đồng. Ngôi chùa do ngài Hoà Thượng thượng Nhơn hạ Thứ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 43 đã đặt chân đến Đà Lạt và khai sơn vào năm 1921. Hơn một thế kỷ trước, nơi đây chỉ là rừng thiên thú dữ ở, quanh năm sương mù, rét lạnh, dân cư thưa thớt
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều công trình kiến trúc độc đáo nơi đây với tour du lịch đà lạt 4 ngày 3 đêm





Sau khi tìm được một khu đất hẻo lánh rộng một hecta, trên một ngọn đồi chưa có người khai phá, ngài dừng chân và dựng một thảo am tranh và đặt tên hiệu là Linh Quang Tự. Ngài bắt đầu hoằng dương chánh pháp khai nguồn đạo Phật tại Đà Lạt-Lâm Đồng(lúc này còn mang tên Đồng Nai Thượng). Vì thế chùa Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên và là Tổ Đình của Phật Giáo Tỉnh Lâm Đồng.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Thác Bảo Đại hoang sơ mà đầy quyến rũ


Tổng quan thác Bảo Đại – thác Jraiblian ở Đà Lạt


Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ. Đó là thác Jráiblian. Thác có một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hùng vĩ.



Jráiblian – đó là cái tên quen thuộc mà đồng bào Churu trong vùng vẫn thường gọi dòng thác hùng vĩ này. Jráiblian – có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sau thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại. Vì trong những năm tháng làm vua, Bảo Đại thường đi săn qua vùng này. Thác Jráiblian là điểm được ông chọn làm nơi đừng chân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày đi săn.

du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm

Ngày nay, đồng bào Churu trong vùng vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết lý giải về sự xuất hiện của thác Jráiblian.


Câu chuyện về thác Bảo Đại
Chuyện kể rằng: Ngày xưa ở vùng Ktun có hai cậu cháu, người cậu tên là Zuwar, người cháu là Stak. Hai cậu cháu thường rủ nhau đi bắt cá. Một hôm nọ ra suối suốt cả ngày mà vẫn không bắt được con cá nào. Chiều đến, đói rã cả người, hai cậu cháu vẫn chưa tìm được gì để lót dạ. Và khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống thì hai người nhìn thấy một quả trứng lớn nằm trong hốc đá. Cậu Zuwar định lượm nhưng Stak ngăn không cho; Một lát sau Stak cũng muốn lượm nhưng Zuwar lại can ngăn vì sợ…Hai người giằng co nhau mãi và đến cuối cùng thì họ quyết định mang luộc. Khi trứng được luộc chín, hai cậu cháu lại giành nhau về chuyện ăn thử. Zuwar thì nói mình già rồi, có chết cũng không sao nên đòi ăn trước. Stak cũng không chịu, sợ cậu chết nên cố đòi ăn trước.

tour du lịch đà lạt 4 ngày 3 đêm

Cuối cùng cháu Stak ăn được trước. Ăn xong, thấy ngứa hết cả mình mẩy, bèn nhờ cậu gãi giùm nhưng vẫn không hết. Càng gãi càng ngứa, hoảng quá Stak nhảy xuống suối ngâm mình trong nước. Một lúc sau người lớn bằng con bê và đến sáng đã lớn bằng con trâu. Zuwar buồn quá đành để cháu lại chạy về báo với người trong nhà. Khi mọi người trong gia đình chạy ra thì Stak vẫn sống mà một phần chân tay đã có vẩy như cá sấu, phần dưới mọc một cái đuôi dài. Stak ngẩng đầu lên nói với cha mẹ rằng: mình sẽ không sống làm gì nữa khi biến thành cá sấu, nên xin cha mẹ trước khi chết được ăn đủ trâu, bò, gà, vịt mỗi thứ 7 con. Người nhà liền làm theo. Nhưng Stak vẫn không chết, mà lúc này người đã lớn bằng cái nhà dài. Trong họ hàng nhà Stak bắt đầu có sự bàn cãi, giằng co nhau, có nên để cho nó sống nữa hay không. Cuối cùng họ cắt một miếng mâm sắc nung đỏ và mang tới nói là một miếng thịt đỏ rồi ném cho Stak, lúc này đã là một con cá sấu khổng lồ. Nuốt xong, nó nằm vật ngửa ra chết, xác nằm chắn ngang giữa suối. Lưỡi nó thè ra, nước tràn qua lưỡi tạo nên âm thanh hay hơn cả tiếng đàn. Hay đến nỗi trứng gà trong tổ cũng lăn tới bờ suối để nghe. Tất cả các loài muôn thú và dân trong vùng đều bị mê hoặc bởi âm thanh kỳ lạ đó, bỏ cả công ăn việc làm tới nghe.

- Địa chỉ: xã Tà In, huyện Đức Trọng

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Nem Nướng Bà Hùng Đà Lạt


Nem Nướng Bà Hùng Đà Lạt
Đến Đà lạt bạn hãy cố gắng thử qua món Nem nướng Bà Hùng Đà lạt nổi tiếng ở đây.
Được biết đến là một quán ăn với món Nem Nướng đặc biệt tại thành phố Đà Lạt, quán nem nướng Bà Hùng đã rất nổi tiếng không chỉ với người dân địa phương mà còn cả khách du lịch Đà Lạt. Mỗi lần đến đây đều muốn thưởng thức món ăn độc đáo và rất ngon này.

Có 2 Quán nem nướng bà Hùng tại Đà Lạt, một ở đường Phan Đình Phùng và một ở đường Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên, khách du lịch sẽ biết đến quán ở đường Phan Đình Phùng nhiều hơn vì nằm ngay mặt đường. Tuy nhiên, chất lượng cả 2 bên là như nhau và đều tuyệt cả.



Vào quán, kêu một phần nem nướng giả khoảng 35k, người thưởng thức sẽ thấy được, nem nướng rất đều và vừa miệng, không bị cháy hoặc sống. Mở một cái bánh tráng ra, đặt miếng nem vào, sau đó cho thêm rau xà lách, hành hẹ, có cả da heo nữa, cuộn lại và chấm với một loại nước tương độc đáo, cảm giác thật tuyệt vời.



Miếng nem hòa quyện với độ giòn xốp của da heo, vị chua ngọt của đồ chua, dưa mỡ hành, phảng phất thêm mùi hẹ nhẹ nhàng mà rất khác biệt, cùng một độ dai vừa phải của bánh tráng. Đặc biệt cuối cùng là sự độc đáo của nước tương chấm, vừa cay cay mà lại bùi bùi, ngòn ngọt với mùi của đậu phộng làm người ăn không khỏi khen ngon.

Đây là một địa chỉ ăn uống mà du khách du lịch tại Đà Lạt không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt.



SĐt: 0633. 824344

Địa chỉ: 254 Phan Đình Phùng, Đà Lạt – D51, D52 Hoàng Văn Thụ, Đà Lạt

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Bánh tráng nướng trứng thơm nức giữa Đà Lạt


Bánh tráng nướng trứng thơm nức giữa Đà Lạt
Được du khách ưu ái gọi là 'pizza Đà Lạt', bánh tráng nướng trứng là món ăn vặt nổi tiếng của người dân 'Thành phố hoa' mà ai đặt chân đến đây đều phải thưởng thức cho bằng được.

Bánh tráng nướng - pizza kiểu Việt
Món ngon ở Đà Lạt

Được mệnh danh là thành phố ngàn hoa nhưng Đà Lạt không chỉ có hoa. Đà Lạt còn hấp dẫn du khách với nhiều món ăn thơm ngon mà ai đã thưởng thức một lần thì khó có thể quên được như: bún bò, bánh căn, bánh canh, nem nướng... và đặc biệt, khi dạo chợ đêm Đà Lạt, du khách khó có thể bỏ qua món bánh tráng nướng trứng thơm nức từ những bếp than đỏ rực ngay ven đường.



Chỉ đơn giản với trứng gà, bánh tráng, tép khô và hành lá... người dân Đà Lạt đã có thể biến tấu nên món 'pizza' lạ miệng mang đặc trưng riêng của mình.


Tên gọi của món 'pizza' đặc biệt này bắt nguồn từ các thành phần chính tạo nên món ăn là bánh tráng và trứng gà, được điểm xuyết thêm ít hành lá và tép khô. Không chỉ đơn giản về thành phần, món ăn này còn rất đơn giản trong cách chế biến. Đầu tiên, chiếc bánh tráng được đặt lên vỉ nướng, trứng gà đánh tơi với hành lá, tép khô rồi dàn đều lên bề mặt bánh.

Cái hay của món ăn là người bán phải nướng làm sao để chiếc bánh chín giòn đều mà không bị cháy. Muốn như vậy, khi nướng bạn phải xoay tròn đều chiếc bánh trên vỉ nướng. Khi phần trứng trên mặt bắt đầu chín vàng và dậy mùi thơm là bánh đã chín. Người bán chỉ cần cho lên một ít tương ớt, gấp tròn lại là thực khách đã có thể thưởng thức món ăn lạ miệng đầy hấp dẫn.



Trong tiết trời se se lạnh khi đêm về, hương vị thơm nức của món ăn lan tỏa trong gió đầy hấp dẫn khiến du khách khó có thể cưỡng lại được.


Trong những buổi tối ở Đà Lạt, sau khi đã dạo một vòng chợ đêm bạn có thể ngồi nghỉ chân ngay một hàng bánh tráng nướng ven đường và thưởng thức những chiếc 'pizza' độc đáo của thành phố ngàn hoa này.

Chiếc bánh nóng hổi không chỉ giúp xua tan đi cái lạnh của trời đêm Đà Lạt, bên cạnh đó hương thơm thoang thoảng của món ăn cứ xộc vào mũi khiến bạn khó có thể cưỡng lại được. Cắn một miếng bánh tráng nướng để thưởng thức cái vị béo của trứng, hương thơm của hành, cái giòn rụm của bánh tráng nướng hòa trong vị cay cay đậm đà của tương ớt khiến người ăn thích mê khi thưởng thức.



Tuy chỉ là một món ăn chơi nhưng bánh tráng nướng trứng luôn là món ăn mà du khách khi đến Đà Lạt đều muốn nếm thử.


Chỉ chừng đó thôi, nhưng hương vị thơm ngon của món ăn cứ đọng lại trong lòng du khách, để rồi khi rời thành phố ngàn hoa, du khách lại nhớ về món ăn vặt này như một đặc sản mà người dân Đà Lạt dành tặng cho khách phương xa.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Du lịch Đà Lạt với những hương vị riêng biệt

Dù chỉ một lần đặt chân tới Đà lạt, các bạn hãy thưởng thức qua 1 lần những món ăn độc đáo nơi đây, để không phải hối hận khi ghé qua xứ sở sương mù này.

Bánh mì xíu mại, thịt xiên nướng hay sữa đậu nành nóng… là những món thường nằm trong danh sách “phải ăn” của thực khách khi ghé thăm thành phố Đà Lạt ngàn hoa.

Du lịch Đà Lạt ‘lượn’ một vòng ăn uống quanh thành phố


Bún bò H​uế: Gắn liền tên tuổi với xứ Huế nhưng bún bò vẫn là lựa chọn phổ biến của nhiều người địa phương lẫn du khách ghé thăm thành phố Đà Lạt. Tô bún bò có chân giò lớn, da heo xếp như củ hành tây trông khá lạ mắt. Thực khách ăn xong thường uống thêm ly trà nóng. Bạn có thể thưởng thức món này vào buổi sáng sớm ở tiệm Thiên Trang trên phố Hồ Tùng Mậu. Giá một tô 30.000 đồng. Ảnh: Tường Ý.


Bánh mì xíu mại: Viên xíu mại nóng, mềm, nước súp đậm đà nên khi quét bánh mì vào ăn, cơ thể như ấm dần lên giữa tiết trời se lạnh. Bạn có thể thưởng thức món bánh mì xíu mại ở tiệm bánh mì Liên Hoa, Hoàng Diệu hoặc quán nhỏ trên đường Tăng Bạt Hổ… Giá mỗi chén là 20.000 đồng. Ảnh: Tường Ý.


Thịt, hải sản và ​xiên nướng: Những đĩa thịt và hải sản được ướp đậm đà với gia vị, tỏa mùi thơm ngát cùng tiếng “xèo” khi đặt lên lò nướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các xiên que nướng trực tiếp trên đường phố Đà Lạt. Giá thịt và hải sản từ 80.000 đến 120.000 đồng một đĩa, xiên nướng từ 5.000 đến 10.000 đồng một que. Ảnh: Hải Âu.


Bánh ướt lòng ​gà: Một phần sẽ gồm bánh ướt, lòng gà, heo, rau, bánh dày chiên và nước mắm. Thịt gà sử dụng trong món này dai, bánh nóng hổi nhưng khi đem ra, bạn cần ăn liền vì trời lạnh nên mau nguội. Giá một đĩa là 30.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể thử gỏi gà hoặc cháo gà khi đến quán Trang trên đường Tăng Bạt Hổ. Chú ý đến sớm tầm 16 – 17h vì quán bán rất mau hết. Ảnh: foody.


Nem nư​ớng: Cũng như bún bò Huế, nem nướng nổi tiếng tại Nha Trang nhưng nhiều người vẫn rủ nhau đi ăn món này ở quán Bà Hùng trên đường Phan Đình Phùng khi đến Đà Lạt. Khách đến quán chỉ cần ngồi xuống, trong tích tắc, món ăn sẽ được dọn ra. Giá ở đây là 40.000 đồng một phần, nem nướng ăn kèm rau sống tươi, cuốn bánh tráng và chấm nước mắm đậu phộng. Ảnh: Phạm Nhật Thắng
Click đặt ngay Nhà nghỉ Beepub Đà Lạt – lựa chọn tốt nhất khi đến du lịch Đà Lạt


Ch​è: Quán được nhiều người truyền miệng rủ đi ăn ở Đà Lạt là chè Hé trên đường 3 tháng 2. Tuy quán luôn mở cửa he hé chứ không rộng ra nhưng lúc nào cũng đông khách. Chè nóng có giá 6.000 đồng và 11.000 đồng cho chè đá. Có 3 loại chè để bạn thử là trôi nước, chè bắp hoặc chè đậu. Ảnh: Vân Anh


Bánh tráng nướ​ng: Đà Lạt nổi tiếng với bánh tráng nướng và bạn có thể tìm thấy món này ở nhiều chỗ như chợ Đà Lạt, dọc hồ Xuân Hương… Tuy nhiên, những hàng bánh tráng ngon lại nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi. Cứ tầm sau 17h, nơi đây lại đông khách ngồi quay quần chờ đến lượt. Phương châm của người bán là “tới trước phục vụ trước” và gọi 5 cái thì sẽ bán hết 5 cái rồi mới chuyển sang vị khách tiếp theo. Ảnh: Tường Ý.


Kem bơ: Đến Đà Lạt vào mùa này, bạn nên thử món kem bơ. Những trái bơ dẻo được xay mịn, nhuyễn, sánh đặc, cho thêm viên kem dừa phía trên và một chút sầu riêng (nếu khách yêu cầu). Nổi tiếng Đà Lạt phải kể đến kem bơ Thanh Thảo, đường Nguyễn Văn Trỗi. Một ly giá 15.000 đồng. Bạn có thể đánh đều lên rồi thưởng thức hoặc múc từng muỗng bơ và xắn kem ăn cùng để cảm nhận rõ vị ngon. Ảnh: Minh Sang Phạm.


Bánh ngọt và sữa đậu nành: Sữa có vị thơm, đậm đặc và ngọt vừa phải. Ngoài sữa đậu nành, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu xanh, đậu phộng hoặc sữa bắp, mè đen. Đi dọc con đường Tăng Bạt Hổ, bạn sẽ thấy một tiệm sữa đậu nành tấp nập khách ngồi, mở cửa từ 17h đến 24h. Giá mỗi ly chỉ có 6.000 đồng cho đậu nành nóng và 7.000 đồng nếu dùng đậu nành đá. Ảnh: Huyền Trâm

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Du lịch Đà Lạt và những khám phá thú vị tại Lang Biang

Du lịch Đà Lạt và những khám phá thú vị tại Lang Biang

Có những điểm đến du lịch mà dù bạn đi mãi vẫn không thấy chán. Nhưng cũng có những điểm đến chỉ tới một lần rồi mãi mãi không muốn đến nữa. Với nhiều người, Langbiang (Đà Lạt) thuộc thể loại đó.

Tới chân núi Langbiang, leo lên xe jeep, phóng lên đỉnh nhìn ngắm đất trời tầm 10 phút, rồi sau đó đi xuống, kết thúc buổi tham quan. Tuy nhiên, thực ra bạn đang hiểu lầm Langbiang, nó không hề đơn giản và đơn điệu như thế.
Langbiang mà không phải Langbiang

Trước giờ, không chỉ chúng tôi, mà có rất nhiều du khách, cứ ngỡ mình đã chinh phục được nóc nhà Đà Lạt, khi được xe jeep mang lên đỉnh núi. Nhưng, sự thật không phải thế. Langbiang đúng là núi cao nhất Đà Lạt, nhưng nó là một dãy gồm nhiều núi chứ không phải một ngọn núi độc nhất, riêng lẽ.


Ảnh: dulichdalat.pro.

Xe jeep chỉ đưa ta lên đỉnh của đồi Radar, không phải núi cao nhất dãy: cao 1929m so với mặt nước biển. Hai ngọn núi cao nhất dãy Langbiang là núi Ông: cao 2124m và núi Bà: cao 2167m. Sở dĩ, ngọn đồi này có tên Radar là do trước đây Mỹ đã xây một trạm radar cùng sân bay trực thăng trên đỉnh đồi.
Có rất nhiều cách để chinh phục các đỉnh núi trong dãy Langbiang

Cho tới điểm này, ít nhất cũng có 3 cách để chinh phục các đỉnh núi khác nhau trong dãy Langbiang: đi xe jeep, đi bộ dọc theo đường nhựa và trekking băng qua rừng.

Đi xe jeep: Đây là cách mà nhiều người chọn nhất khi muốn chinh phục đỉnh Radar. Nhanh gọn lẹ, chỉ hơi tốn tiền một chút. Mỗi xe có 6 chỗ ngồi cho khách, mỗi lượt lên về mất 240 ngàn, tức là mỗi người sẽ phải trả 60 ngàn cho 1 lượt lên xuống núi. Từ 15/5/2014, vé đã tăng lên 50 ngàn/người. Đi cách này chẳng có gì thử thách, chỉ khi gặp phải tay lái lụa thì hơi thót tim chút xíu.


Thỉnh thoảng, xe jeep chạy như làm xiếc. Ảnh: VnExpress.net.

Đường lên đỉnh Radar khá là ngoằn nghèo và dốc, thế nhưng vài lái xe ở khu du lịch này lái cứ như thể đang ở đồng bằng, lên hay xuống dốc đều không giảm ga, giống đang đua với nhau xem ai đi nhanh nhất. Dù biết là họ đã quá quen thuộc con đường này, mỗi ngày lên xuống vài chục lần, nhưng chúng tôi vẫn thấy ơn ớn, tự nhủ phải bám thật chặt vào thành xe nếu không muốn bắn xuống vực. Thời gian để lên đến đỉnh đồi tầm 15 phút.

Đi bộ dọc theo đường nhựa: Nếu quyết chọn cách này, bạn chỉ tốn 10 ngàn đồng vé vào cổng khu du lịch mà thôi. Sau đó, cứ bám theo đường nhựa có xe jeep chạy vèo vèo để đi lên đỉnh Radar. Nếu đi nhanh, mỗi lượt lên hoặc xuống 6km bạn chỉ tốn khoảng gần 2 tiếng. Tuy nhiên, vì kiểu không dễ cũng chẳng khó này, rất ít du khách lựa chọn.


Ảnh: facebook.

Trekking: Cũng là đi bộ để lên các đỉnh núi, nhưng đi theo đường mòn chứ không phải đường nhựa. Thời gian gần đây, loại hình này thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong quá trình đi bộ bạn sẽ xuyên qua những tán rừng già, nhiều cây đại thụ, suối nhỏ róc rách, hoa dại khoe sắc khắp nơi… khi đi vào vườn quốc gia Biboup, lúc chinh phục núi Bà.


Ảnh: dubaiexplore.com.

Những đường mòn lên núi Bà, núi Ông hoặc đỉnh Radar không khó đi lắm, phù hợp cho cả dân trekking nghiệp dư, mặc dù có những đoạn cực dốc, phải vịn vào dây để leo lên. Thời gian: mất tròm trèm từ 3 đến 4 tiếng.
Thung lũng trăm năm

Langbiang đúng là một dãy núi, nhưng Langbiang không chỉ có núi mà còn có những hoạt động giao lưu văn hóa sôi nổi khác. Cách khu tập kết không xa dưới chân núi là Thung lũng trăm năm. Đầu tiên, nó thiết kế để Đà Lạt tổ chức lễ hội 100 năm hình thành và phát triển, sau này nó được dùng làm khu du lịch sinh thái giải trí.


Giao lưu văn hóa. Ảnh: facebook.

Tại đây, du khách có thể thưởng thức các chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc Lạch và Chil. Bạn sẽ được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc từ cồng chiêng, ăn thức ăn do những người dân chất phác của Langbiang tự tay chuẩn bị.
Leo núi bằng dây và dù lượn khi du lịch Đà Lạt

Dạo gần đây, Langbiang cũng phát triển thêm hai loại hình dịch vụ nữa là leo núi bằng dây và dù lượn. Chúng đều rất hút khách.


Ảnh: sotaydulich.com.

Leo núi bằng dây: Tour này được thực hiện như thế này. Xe sẽ chở bạn đến đỉnh của ngọn Radar, sau khi ngắm mây trời đồng bằng chán chê bạn sẽ đi bộ khoảng 30 phút tới điểm tập kết ở núi Yên Ngựa (cao 1950m). Bạn sẽ được huấn luyện cách leo lên vách đá như thế nào. Sau khi thuần thục, bạn sẽ chinh phục vách đá cao trên 30 m. Giá dịch vụ: 600 ngàn.


Ảnh: vietnamdiscouveries.com.

Dù lượn: Dịch vụ này mới xuất hiện đầu năm 2014, thêm một phương án nữa cho bạn lựa chọn khi muốn xuống lại mặt đất, ngoài dùng chân và xe jeep. Nếu bạn là dân chuyên nghiệp, bạn có thể không cần huấn luyện và được phép bay một mình. Ngược lại, sau khi được các phi công chỉ dẫn sơ, bạn sẽ bay đôi với họ. Nhắm mắt, thả chân vào khoảng không, bạn sẽ được dù lượn đưa từ đỉnh đồi Radar hướng xuống hồ Dankia. Mỗi lần bay tầm 15 đến 20 phút. Giá dịch vụ: 600 ngàn đồng/lượt/người.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

5 khác biệt thú vị khiến du lịch Đà Lạt đặc biệt được nhiều người yêu thích


5 khác biệt thú vị khiến du lịch Đà Lạt đặc biệt được nhiều người yêu thích


Không nghi ngờ gì nữa, Đà Lạt chính là điểm nghỉ dưỡng cuối tuần số một của nhiều bạn trẻ miền Nam. Cứ nhìn số lượng người ở thành phố Đà Lạt tăng đột biến trong hai ngày cuối tuần thì biết!

Có nhiều lý do khiến Đà Lạt được như vậy, ngoài những điều kiện tự nhiên vốn có còn là sự vun đắp và tài bồi của cư dân địa phương cùng du khách.
Khoảng cách không xa

Nếu Đà Lạt không cách Sài Gòn chỉ khoảng 300km và Nha Trang tầm 230km, chắc chắn nó không là địa điểm đầu tiên nhảy vào đầu nhiều bạn trẻ miền Nam khi nghĩ tới chuyện đi chơi cuối tuần. Huế cũng là thành phố đẹp chẳng thua gì Đà Lạt, thậm chí còn lý thú hơn nếu kể thêm hằng hà sa số di tích lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhưng, nó không thể, bởi nếu ra Huế bằng xe ô tô, thì thời gian di chuyển đã hết 2 ngày 2 đêm, tức là ra đó làm vài động tác hít thở, ăn một tô bún bò rồi vào lại.


Đường lên Đà Lạt có những đoạn đẹp như tranh vẽ. Ảnh: caonguyendatravel.com.

Còn Đà Lạt, chỉ cần bạn lên xe ngủ một giấc sẽ tới. Tối thứ 6 đi, sáng thứ 7 tới nơi, ăn chơi 2 ngày và tối chủ nhật lên xe ngủ thêm giấc nữa sáng thứ hai về tới Sài Gòn hoặc Nha Trang đi làm là vừa đẹp.
Thời tiết mát lạnh

Nhiều bạn trẻ Sài Gòn thú nhận, sở dĩ mỗi năm họ phải lên Đà Lạt vài lần là bởi họ nghiện không khí trong lành, se se lạnh – điều mà thành phố phồn hoa nơi họ đang ở không bao giờ có. Và họ thích “hẹn hò” với mùa đông Đà Lạt hơn cả. Tối thứ 6, họ áo quần phong phanh đối mặt với cái nóng oi bức của Sài Gòn. Rồi, sáng thứ 7, họ vội vàng mặc áo áo quần quần để chống chọi lại cái lạnh của Đà Lạt; cảm giác vô cùng thú vị.


Lên Đà Lạt, bạn được quàng khăn, mặc áo ấm. Ảnh: studiobangchau.com.

Đà Lạt có hai mùa: mùa mưa và khô, nhưng vì nó nằm ở độ cao 1500m so với mặt nước biển, nên kể cả mùa khô thì nó cũng hết sức mát mẻ. Vào mùa khô, thỉnh thoảng bạn cũng có thể bất chợt gặp mùa đông. Ở Đà Lạt, dù trời đang nắng đến cỡ nào, chỉ cần sau một cơn mưa nhỏ, không khí ngay lập tức trở nên se lạnh, buộc phải mặc thêm áo khoác.
KHÁM PHÁ DU LỊCH ĐÀ LẠT CÙNG IVIVU.COM VỚI GIÁ PHÒNG KHÁCH SẠN ĐÀ LẠTSIÊU HẤP DẪN
Khung cảnh thơ mộng

Ai đó từng nói rằng, Đà Lạt chính là thiên đường của tình yêu. Khung cảnh yên tĩnh, thơ mộng đặc biệt thích hợp cho những cặp đôi đang hoặc sắp yêu nhau. Thậm chí có người từng nói vui, nếu tỏ tình ở Đà Lạt, xác suất thất bại sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Cái buồn bã, lạnh lẽo và đẹp đẽ của Đà Lạt khiến ai cũng muốn một bàn tay ấm áp để nắm lấy, một bờ vai vẫn chắc để dựa vào để lòng mình không thấy cô đơn, hoang vắng. Sau Đà Lạt thì hậu xét…


Đà Lạt, thiên đường tình yêu. Ảnh: zini.vn.

Đồi thông chập chùng, sương khói bảng lãng, vườn dâu tây trĩu quả đỏ mọng, trang trại hoa đầy màu sắc… Đà Lạt khiến người ta ngắm mãi không chán. Thế nên, nó cũng là hiện trường sáng tác đặc biệt yêu thích của những bạn trẻ mê chụp ảnh.
Hoa và dâu tây

Vào mùa xuân, thành phố Đà Lạt là cả một vườn hoa. Hoa khoe sắc khắp nơi, không chỉ trong vườn hoa của thành phố mà còn trên các gờ tường, hàng rào, ven đường… Không ai không cảm thấy xao xuyến khi ngắm một dàn bìm bịp với bông tím ngắt, to gấp đôi đồng bằng đang quấn quýt hàng rào ngôi nhà vô danh nào đó. Hoặc thỉnh thoảng vô tình bắt gặp một bụi bồ công anh, violet, ly ly, dã quỳ… lặng lẽ nở bên vệ đường.


Một bụi hồng xinh đẹp bên đường. Ảnh: kienthuc.net.vn.

Nhìn ngắm và hái dâu tây đang là một hoạt động ưa thích của nhiều nhiều chị em phụ nữ khi đến đây. Không có gì thư giãn hơn khi cùng bạn bè tìm hái những trái dâu tây bé xinh đang chơi trò ú tim dưới đất, trong lùm cây lá… rồi sau đó trực tiếp cảm nhận sự mọng nước, chua ngọt đan xen trong vòm họng.
Những ngôi nhà ma

Chẳng biết hư thực như thế nào, nhưng chắc chắn những lời đồn đại về các ngôi nhà ma khiến Đà Lạt trở nên huyền bí và thu hút hơn trong mắt các du khách. Giống như coi phim kinh dị, dù rất sợ hãi nhưng cũng hết sức thích thú.


Một ngôi nhà được cho là có ma ở Đà Lạt. Ảnh: tuoitretour.com.vn.

Một vài biệt thự hoang vắng ở đường Thủ Khoa Huân, trên đường đến thác Cam Ly, lưng chừng đèo Prenn… được nhiều người cho rằng có ma ở trong. Dù bạn là người gan dạ đến mức nào, cũng cảm thấy lạnh lạnh sống lưng khi đi qua hoặc vào trong những ngôi nhà hoang vắng nằm trơ trọi ven đường, sườn đồi trong không khí ảm đạm và lạnh lẽo của một ngày mùa đông Đà Lạt.